Đợt mới bắt đầu tuần thử việc mình có đăng kí call 1-1 coffee chat với anh Tuấn Mon
🤓 Mình có hỏi anh 1 câu “Nếu phải thay đổi tính cách để phù hợp và phát triển trong một môi trường, liệu đó có làm mất bản thân không ?”
Anh Tuấn trả lời: Có, nhưng quan trọng là quyết định của em. Em có muốn thay đổi để phù hợp và phát triển trong một tập thế hay không?
Lúc đầu mình thấy khá phiền phức vì bị “sửa lưng” nhiều quá: Nhẹ thì sửa lại kịch bản, kế hoạch nặng thì “đập đi xây lại”. Việc được nhận lại một lời feedback và học cách đưa ra feedback cho người khác đã mang đến cho mình rất nhiều cung bậc cảm xúc xuyên suốt quá trình thử việc qua.
🤓 Và đây là những điều mình lĩnh hội được sau khi nhận được feedback từ sếp, đồng nghiệp cùng phòng ban lẫn khác phong ban:
Cách thức đưa ra một lời đề nghị hợp tác rõ ràng để không có những kì vọng không thực tế.
Cách tiếp nhận feedback từ người khác. Mình nên nghe ai khi có quá nhiều lời feedback? Từ lời feedback đó thì mình có nên sửa đổi ngay lập tức không ?
Cách đưa ra một lời feedback cho người khác đúng thời điểm và mang tính xây dựng.
Time - block để làm việc hiệu quả, đưa ra lựa chọn sáng suốt, sắp xếp thứ tự ưu tiên,…
Tóm lại nhờ feedback mình nhìn ra được nhiều “điểm mù” nơi mà nếu không có những buổi feedback tập thể hay coaching từ sếp thì cũng thật khó để tự nhận ra.
Chúng ta học nhanh hơn và làm việc được hiệu quả hơn khi được trao và nhận phản hồi. Đặc biệt chúng là một phần không thể tách rời trong cách phối hợp xử lí công việc.
II, Văn hóa feedback Netflix
Công ty mình áp dụng phương pháp feedback giống Netflix. Bao gồm 4 chữ A
(1) Trao phản hồi
✨️ Aim to assist (Mục đích là hỗ trợ). Mục tiêu feedback luôn mang tính chất xây dựng, mong muốn người bên cạnh tốt hơn chứ không phải để xả bực mình trong lòng, chủ đích gây tổn thương cho người khác. Đặc biệt phải có một lời giải thích rõ ràng cho những feedback của mình.
✨️ Actionable: Khi đưa ra một lời góp ý hiệu quả hay đi kèm thêm những hành động cụ thể
Người nhận góp ý cần phải biết rõ họ có thể làm gì để làm tốt hơn.
Ví dụ: Bạn có thể edit lại đoạn video này hay hơn nếu như bạn thay đổi dòng text này từ trên chuyển sáng dòng dưới.
(2) Nhận phản hồi:
✨️ Appreciate: Khi nhận một lời phản hồi (nếu là tiêu cực) thì hành động tự nhiên của chúng ta là đưa ra lời bào chữa hoặc tự vệ. Chính vì thế nhận thức được 2 hành động trên và nên tâm thế nhận 1 lời feedback trước hết là lắng nghe. Đặc biệt là cảm ơn và bày tỏ về việc người kia đã dành thời gian để đưa ra lời feedback cho bạn
✨️ Accept or discard: Với một khối lượng feedback lớn thì mình nên nghe ai đây? Chị sếp mình phản hồi đó là hãy cân nhắc tất cả những phản hồi người ta trao cho. Nhưng không bắt buộc phải làm theo. Cả 2 bên nên hiểu rõ rằng người nhận phản hồi có toàn quyền quyết định và xử lí xem họ có muốn tiếp nhận, xử lí lời phản hồi như thế nào.
II, Phản hồi tích cực hay tiêu cực ?
🤌 Một điều mà chị Sếp của mình có thông báo trước khi bắt đầu mỗi buổi review tuần vào sáng thứ 2 là “Đừng suy diễn”.
Lời feedback sinh ra để mọi người thẳng thắn chia sẻ cải thiện môi trường làm việc chung và tránh sự hiểu nhầm lẫn nhau nên nếu có bất kì 1 lời feedback tốt hay xấu thì chúng “là như thế”.
Đại ý là để mấy đứa overthinking như mình biết rằng nếu có lời feedback xấu thì không đồng nghĩa người kia ghét bạn hay bạn sắp bị “đuổi việc” :)))
Đây là một khảo sát về việc feedback tư tập thể nhân viên Netflix:
57% người trả lời cho rằng họ thích nhận phản hồi mang tính xây dựng hơn là phản hồi tích cực
72% cảm thấy kết qua công việc được cải thiện nhờ có phản hồi mang tính xây dựng
92% đồng ý với nhận xét, “Phản hồi tiêu cực, nếu được nói ra một cách hợp lý, có tác dụng cải thiện công việc”.
III, Văn hóa thẳng thắn
🤌 Đầu tiên là từ bỏ lối suy nghĩ chỉ phản hồi khi có người yêu cầu hay “khen ngợi công khai, chỉ trích kín đáo”.
Đây là rào cản khiến mình cảm thấy giằng xé, mâu thuẫn khi không muốn làm tổn thương người nhận nhưng đồng thời cũng muốn đối phương tốt hơn.
Vậy hãy nhìn vào mục tiêu là giúp nhau thành công, kể cả khi điều đó thỉnh thoảng khiến người còn lại phải chịu tổn thương cảm xúc.
Thêm nữa cách phản hồi thẳng thắn không đồng nghĩa là bạn có thể nói ra mọi suy nghĩ mà không cần biết nó tác động gì đến người xung quanh.
Ngược lại, văn hóa feedback thẳng thắn đòi hỏi mọi người bám sát suy nghĩ kĩ hơn vào nguyên tắc 4A ở bên trên.
🤌✨️
Còn khoảng tầm 3 tháng nữa mình sẽ chính thức 21 tuổi. Nên mình cũng rất háo hức chuẩn bị thật nhiều hành trang để làm việc chuyện nghiệp hơn. Dù chỉ là một Newbie nhưng mình cũng rất háo hức chia sẻ các bài học, kinh nghiệm làm việc này tới các bạn.
Cuối cùng hãy thả randomly một icon bên dưới để cầu chúc cho mình sẽ vượt qua kì thử việc và trở thành nhân viên chính thức ở bên dưới nhé.
Bài viết thuộc thử thách Viết Đều và Hay của Writing On The Net Alumni.
#wotn #vietdeuvahay
giỏi quáa đi, phản hồi với nhận phản hồi là 1 quá trình không thể thiếu trong công việc nói chung và cs nói riêng. Cơ mà công việc còn có 1 điểm khó là mình không có nhiều điểm kết nối như câu chuyện quá chứ, nói chuyện vu vơ trên trời dưới đất, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ những khía cạnh khác trong cuộc sống.. như mối quan hệ bạn bè, gia đình... cho nên sự thấu hiểu và mở lòng đôi khi sẽ ít hơn những mối quan hệ khác. Cảm ơn bài viết của emm
thả cho chị Doris thân yêu✨️ chúc chị sớm thành nhân viên chính thức nè. Bài viết hay quá chị. Em hy vọng trong tương lai có thể đọc thêm nhiều bài chị chia sẻ về chuyện đi làm gần gũi như này ạ!!!! have a nice day chị <3333