Tiếng nói của sự tức giận - Hãy giận giữ nhiều hơn nào các đồng chí
Giận đi các bạn, đừng kìm nó làm chi !!!
Đối với mình dường như sự giận dữ là một trong những cảm xúc mà bản thân ít có cơ hội được “cảm” nhất. Không phải mình không biết giận là gì mà chẳng mấy khi dám đối mặt với nó.
Chính bản thân cũng bị ảnh hưởng kha khá bởi văn hóa, tôn giáo như Phật Giáo, cách cha me Châu Á giáo dục con cái nói chung lẫn con gái nói riêng.
Đơn cử như việc:
“Con gái phải mềm mỏng như nước, hiền dịu như hoa, biết nhún nhường trên dưới quan trọng là không được cho người khác thấy con đang giận dữ vì như vậy khiến con trông thật xấu xí và ngu ngốc”
Khi lớn lên thì sự tức giận bị che lấp bởi thước đo nhân phẩm lẫn thần thái: “Chẳng có gì phải tức giận cả, con phải coi nó là điều nhẹ nhàng mà để nó qua đi, sau này còn nhiều cái áp lực hơn thì sao chịu được?”
D
ường như sự tức giận bị xem như một mối đe dọa đối với sự yên bình và khôn ngoan.
Với tư tưởng đề cao “dĩ hòa vi quý” chúng ta phải học cách đối nhân xử thế làm sao cho yên bình, hòa hợp nhất. Và dường như sự tức giận chính là đối chọi của bình yên, của tình yêu thương, của một con người lý trí khôn ngoan.
I, Dĩ ngôn về cảm xúc tức giận gắn liền với sự “phá hủy”.
Trong Phật giáo, sự tức giận thường được coi là một trong những "Ba đội ngũ không tốt" (tam kỳ khái không), cùng với lòng tham và lòng dục. Tức giận được xem là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều đau khổ và cản trở con đường của một người tu hành.
Giận dữ phá huỷ sự bình yên, như núi đá đè nặng trong lòng, có thể chuyển hoá thành những trạng thái tồi tệ hơn như phẫn uất, căm ghét, thù hận.
Những câu nói đơn cử như “cả giận mất khôn”, “Sự tức giận không giải quyết vấn đề”, nó chỉ làm tăng thêm rắc rối” càng góp phần vào nhận định xấu xí về tức giận
Trong tác phẩm "De Ira" (Bàn về tức giận), triết gia tài ba Seneca mô tả sự giận dữ như một trạng thái điên rồ tạm thời, một cảm xúc vô ích và có hại, làm suy yếu lý trí và cần phải loại bỏ. Ông nói rằng "Sự tức giận hoàn toàn khó có thể kiềm chế được, nó là cảm xúc nóng vội nhất, dễ khiến ta hành động nông nổi nhất."
Seneca cũng giải thích rằng sự tức giận đến từ việc chúng ta cảm thấy bất công và sai trái, từ những phán đoán và niềm tin rằng mình bị oan uổng và mọi sự xảy ra đều hướng về việc hại mình. Ông lập luận rằng bằng cách thay đổi quan điểm và nhận thức của chúng ta, chúng ta có thể ngăn chặn và xóa bỏ cơn tức giận.
Ví dụ: bạn đi về nhà đúng lúc giờ tan tầm kẹt xe mà ngay quả Đường Láng, trời mưa và xe ô tô bên cạnh chạy qua tạt cho bạn một quả đầy bùn đất. Nếu bạn cáu giận, Seneca sẽ nói cảm xúc này vô ích. Sự tức giận không làm trời ngừng mưa, làm đường ngừng tắc, bạn ngừng mệt. Đây là những thứ ngoại cảnh mà bạn chẳng thể kiểm soát được ?
(Quá là giận nè - lúc này tôi cần người lí trí hơn)
III, Tức giận có phải cảm xúc vô ích hay không?
Trái ngược với thì Seneca thì Aristotle có quan điểm như sau:
Theo Aristotle, một trong những triết gia lớn nhất của Hy Lạp cổ đại, cũng đã nghiên cứu và biện luận về sự tức giận trong tác phẩm của mình.
Trong "Nhân Quả" (Nicomachean Ethics), Aristotle phân tích sự tức giận như là một trong các cảm xúc cơ bản của con người và nói rằng nó có thể được coi là một cảm xúc đúng đắn trong một số trường hợp, nhưng cũng có thể trở thành cảm xúc không lành mạnh nếu không được kiểm soát.
Hôm trước mình có bình tĩnh ngồi lại viết xuống hàng đống thứ khiến mình tức giận và bất mãn với cuộc đời này. Mình đặt chúng với tiêu đề “1000 điều giận mình”
Vừa viết vừa chửi thề từ bản thân tới người khác, về những đặc quyền mình không có, về những insercurity mà nó hình thành từ lúc nào chẳng hay ?
Lâu dần tạo thành “bất mãn” mà có chăng mình vẫn thường nén nó lại vì coi chúng là những điều bản thân nên học cách “cảm hóa” thay vì lôi ra, thừa nhận, ôm trọn rồi từ từ buông.
Mình học cách giao tiếp với đứa trẻ “giận giữ” trong mình. Càng cởi mở, chấp nhận bao nhiêu thì mình lại thấy “dịu” đi nhiều hơn.
Mình nhận ra cảm xúc giận giữ không tệ đến mức thế, mà thật may vì có những cảm xúc như vầy nên mình mới từ từ chuyển hóa chúng thành hành động để xây dựng lại sự yêu thương và sự tự tin cho bản thân.
IV, Một thế giới không có sự giận dữ là một thế giới “an phận thủ thường”
Thử hỏi nếu thế giới này không có sự tức giận thì nó mới “giả tạo” và “nhún nhường” làm sao.
Đó là một thế giới nơi không có ai cất tiếng, không có ai đứng lên đòi hỏi quyền lợi thậm chí là còn chẳng “băn khoăn” ?
Chúng ta sẽ không có những cuộc biểu tình, chống trả lại những bất công của cuộc đời, đòi hỏi lại quyền lợi, bất bình đang nhan nhản ngoài kia.
Và thế giới đó không chỉ là một thế giới “an phận thủ thường” mà còn là một thế giới “hèn nhát”, vô cảm, thờ ơ trước điều xấu.
Về phía cá nhân: Tức giận còn là một dấu hiệu cho ta biết khi nào ranh giới cá nhân bị xâm phạm, là một phản ứng tự nhiên giúp ta hiểu rõ hơn về những giới hạn mà bản thân không thể chấp nhận. Tự thừa nhận cảm xúc tức giận là việc ta chấp nhận sự tổn thương và đau khổ của chính mình.
Nên hãy giận dữ và cho phép mình giận dữ nhiều hơn.
#Điều hạnh phúc là mỗi khi bạn có vấn đề là lại có dịp được hội ngộ bạn bè “gần xa”. Họ cùng nhau nhào vô chửi chết đứa làm bạn buồn, bạn giận. Bạn cảm thấy cảm xúc của mình quan trọng và valid vãi.
Nên đừng tự nén sự tức giận, thất vọng, bất mãn của mình. Chúng có quyền được “cất tiếng”.
Bài viết thuộc thử thách Viết Đều và Hay của Writing On The Net Alumni.
#wotn #vietdeuvahay
damn bài này research dã man thế! Good work em!